0

Lý giải nguyên nhân của hội chứng sợ máu | Safe and Sound

Người mắc hội chứng sợ máu có thể bị ngất xỉu mỗi khi nhìn thấy máu, kể cả trực tiếp hay thông qua hình ảnh. Nguyên nhân gây bệnh có mối liên hệ với các sự kiện gây ám ảnh trong quá khứ có liên quan đến máu. Trị liệu tâm lý là một trong những liệu pháp mà chuyên gia tâm lý đánh giá có hiệu quả điều trị.

Nguyễn Thị Hồng Hạnh | Bác sĩ - Viện tâm lý và sức khỏe tinh thần SnS

Trung tâm Nghiên cứu Sức khỏe Cộng đồng và Phát triển

1.   Nguyên nhân gây hội chứng sợ máu

Mặc dù đã có nhiều nghiên cứu được triển khai, nhưng đến hiện tại, chuyên gia tâm lý vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của hội chứng sợ máu. Những ám ảnh trong quá khứ, yếu tố di truyền,... được chuyên gia tâm lý cho rằng có liên quan đến hội chứng sợ máu.

  • Sang chấn tâm lý: Theo chuyên gia tâm lý, sang chấn tâm lý có liên quan đến nguyên nhân của các vấn đề tâm lý. Các sang chấn có liên quan đến máu như chứng kiến tai nạn, bản thân phải trải qua cuộc đại phẫu lớn, nằm viện trong thời gian dài, gặp phải biến chứng khi lấy máu, truyền máu,… sẽ khiến người bệnh hình thành nỗi sợ vô lý khi nhìn thấy máu.
  • Yếu tố di truyền: Nguy cơ mắc hội chứng sợ máu có thể tăng lên đáng kể nếu gia đình mắc hội chứng này hoặc các rối loạn ám ảnh đặc hiệu có liên quan như hội chứng sợ động vật, sợ kim tiêm, sợ chấn thương,… Mặc dù chưa xác định được cơ chế di truyền nhưng giả thuyết của chuyên gia tâm lý cho rằng, gen quy định cấu trúc và hoạt động của não bộ nên nếu gia đình có nỗi sợ liên quan đến máu, con cái cũng sẽ có nguy cơ gặp phải nỗi sợ vô lý đối với máu và các yếu tố liên quan.
  • Sự bao bọc của gia đình: Những đứa trẻ được cha mẹ và người thân bao bọc quá mức thường tỏ ra sợ hãi trước các vấn đề rất bình thường. Chẳng hạn như sấm chớp, động vật, kim tiêm, máu,… Trong khi đó, những trẻ được tiếp xúc với môi trường ngay từ khi còn nhỏ thường dạn dĩ hơn. Đồng thời cũng ít có nỗi sợ hãi vô lý trước những vấn đề không thật sự nguy hiểm.

Ảnh 1: Những trẻ được gia đình bao bọc quá mức có nhiều nguy cơ mắc hội chứng sợ máu

  • Các rối loạn ám ảnh khác: Theo chuyên gia tâm lý, người mắc hội chứng sợ kim tiêm, sợ chấn thương, sợ chết,… sẽ có nguy cơ mắc hội chứng sợ máu cao hơn. Các chuyên gia tâm lý nhận thấy, hạch hạnh nhân ở những bệnh nhân này hoạt động quá mức nên tạo ra nỗi sợ lớn và thái quá trước những vấn đề không thực sự nguy hiểm.

2.   Điều trị hội chứng sợ máu

Tương tự các rối loạn ám ảnh sợ đặc hiệu khác, liệu pháp tâm lý là phương pháp chính trong điều trị hội chứng sợ máu. Mục đích của phương pháp này là chuyên gia tâm lý giúp bệnh nhân khống chế nỗi sợ vô lý với máu bằng cách thay đổi suy nghĩ, hành vi. Hiện tại, liệu pháp tiếp xúc và liệu pháp nhận thức hành vi là hai phương pháp chính chuyên gia tâm lý áp dụng điều trị hội chứng sợ máu.

Ảnh 2: Trị liệu tâm lý là phương pháp điều trị mang lại nhiều hiệu quả cho người bệnh

Thuốc chỉ giúp làm giảm các triệu chứng lo lắng, căng thẳng quá mức tạm thời, không thể loại bỏ hoàn toàn được những nỗi sợ hãi quá mức của người mắc hội chứng sợ máu. Một số nhóm thuốc điển hình được chuyên gia tâm lý sử dụng phối hợp như thuốc chẹn beta, thuốc an thần và thuốc trầm cảm.

Các nhóm thuốc này cũng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ không mong muốn nên người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định từ các bác sĩ, chuyên gia tâm lý. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng dùng, ngưng thuốc đột ngột hay dùng quá liều, sẽ ảnh hưởng đến kết quả điều trị cuối cùng.

: Lý giải nguyên nhân của hội chứng sợ máu | Safe and Sound

Đăng ký nhận tư vấn ngay

Nhận tư vấn về sức khoẻ tinh thần từ Safe and Sound